21
Th2

Tăng doanh thu cửa hàng với 6 chiến thuật nội thất

Thiết kế nội thất cửa hàng là một đề bài mà Zebra đã nỗ lực học hỏi và cải thiện không ngừng nhằm giúp chủ doanh nghiệp thành công hơn và phát triển mạnh trong sự canh tranh gay gắt của thị trường. Chúng tôi bắt đầu từ việc kể câu chuyện thương hiệu của bạn và tạo ra những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng, đến việc kết hợp trưng bày từng khu vực và hình ảnh sản phẩm thiết yếu. Khi nói đến ngành bán lẻ thì cơ hội nằm trong từng chi tiết nhỏ nhất. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản góp phần thúc đẩy kinh doanh của bạn tốt hơn.

Ngành bán lẻ đã xuất hiện từ lâu – và một điều chúng ta biết là có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nói đến thiết kế và sắp xếp bố cục cửa hàng. Tuy vậy, cũng có một số chiến lược thiết kế phổ biến mà bạn có thể sử dụng để thúc đẩy doanh số cao hơn cho doanh nghiệp.

Siêu thị A-Mart

Bạn đang chưa chắc chắn hoặc chưa tìm được nơi để bắt đầu bố trí và thiết kế cửa hàng? Ở đây, chúng ta sẽ xem xét một số điều cơ bản khi nói đến việc tạo ra không gian kinh doanh hiệu quả để thu hút nhiều khách hàng hơn đến cửa hàng của bạn, giúp họ tìm thấy nhiều sản phẩm hơn và khuyến khích họ mua hàng nhiều nhất có thể.

Điều quan trọng cần ghi nhớ:

Từ lúc khách hàng bước vào cửa hàng của bạn cho đến khi họ quyết định thanh toán (hoặc rời khỏi cửa hàng của bạn mà không mua hàng), quyết định thiết kế nội thất khoa học sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể về việc bạn có bán được hàng hay không.

I. Vùng nhập ngưỡng

“Vùng nhập ngưỡng” là không gian đầu tiên mà khách hàng tiềm năng bước vào cửa hàng mà bạn đang sở hữu. Thường là khoảng không gian từ một đến bốn mét đầu tiên đo từ cửa chính, hoặc linh hoạt tùy thuộc vào diệc tích của cửa hàng. Đó cũng là nơi chuyển giao không gian khi khách hàng từ bên ngoài bước vào và có những trải nghiệm đầu tiên từ sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.

Thời điểm này, người mua hàng cũng đưa ra những đánh giá quan trọng như cửa hàng của bạn thuộc phân khúc bình dân hay cao cấp như thế nào và việc phối hợp ánh sáng, đồ đạc, màn hình và màu sắc của bạn tốt ra sao. Vì đang ở giai đoạn thay đổi không gian nên nhiều khả năng khách hàng sẽ bỏ lỡ sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi.

II. Khách hàng luôn rẽ phải

Từ một nghiên cứu thực tế của các cửa hàng bán lẻ ở Bắc Mỹ, 90% người tiêu dùng rẽ phải một cách vô thức khi bước vào một cửa hàng. Mảng tường đầu tiên họ nhìn thấy thường được gọi là “bức tường…”, hoạt động như bằng cách gây ấn tượng đầu tiên và mang lại tác động cao đối với sản phẩm của cửa hàng. Vì vậy, hãy xem xét bạn đã thêm đủ sự chú ý để tiếp cận khách hàng và cách bạn bố trí nó có hợp lý hay chưa?

Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng cửa hàng thu hút được sự chú ý của khách hàng bằng sản phẩm trưng bày, cho dù đó là mặt hàng mới hay theo mùa, sản phẩm có lợi nhuận cao hoặc bán chạy hoặc thậm chí là nơi để kể câu chuyện về sản phẩm của bạn.

III. Hướng lưu thông của khách hàng

thiết kế nội thất của hàng bluestone

Khi kinh doanh ngành hàng bán lẻ, bạn cần xem xét tận dụng các loại vật dụng nội thất, bảng hướng dẫn, kệ hàng hóa hoặc bất kỳ công cụ nào khác để tạo lối đi rõ ràng nhằm dẫn dắt khách hàng tham quan toàn bộ cửa hàng. Điều này sẽ phụ thuộc bởi kích thước và mặt bằng tổng thể của cửa hàng. Tuy nhiên, bạn đã biết rằng hầu hết khách hàng sẽ tự nhiên rẽ sang phải – vì vậy, bước tiếp theo của bạn là đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục “chu du” khắp cửa hàng và tiếp xúc tối đa với các sản phẩm đang bán. Điều này không chỉ làm tăng cơ hội bán được hàng, mà một lối đi được bố trí ký lưỡng có thể sẽ là một cách tuyệt vời để chiến lược hóa hướng lưu thông trong cửa hàng của bạn.

Hầu hết các cửa hàng ứng dụng lối đi vòng sang bên phải (hoặc ngược lại) để khiến khách hàng đi đến khu vực cuối cửa hàng và quay ngược lại phía trước. Bạn có thể thay đổi nhận thức về lối đi chỉ đơn giản bằng cách thêm hướng dẫn hoặc bất kỳ trang trí nào trên mặt sàn, luôn đúng cho câu nói “mắt đi đâu, bàn chân sẽ theo đó”.

Một chiến thuật khác cần ghi nhớ là nếu bạn muốn sử dụng lối đi dẫn khách hàng của mình đi đâu đó thì hãy xem xét đặt một màn hình hoặc poster bắt mắt và thu hút sự chú ý ở cuối mỗi lối đi, chắc chắn sẽ tạo ra khác biệt hẳn cho cửa hàng.

IV. Đừng quên “giảm tốc độ” của khách hàng

Với tất cả thời gian và công sức bạn đã bỏ ra để trưng bày hàng hóa và bán hàng, cuối cùng khách hàng đến và nhanh chóng lướt qua chúng – điều này chắc hẳn sẽ làm bạn thất vọng khi số lượng sản phẩm bán ra cực thấp. Nhưng có một cách để khắc phục điều này là tạo ra các khoảng nghỉ buộc họ phải tạm dừng. Về cơ bản, đây có thể là bất cứ thứ gì miễn là làm cho khách hàng refresh tầm nhìn, một bảng hướng dẫn hoặc thông tin chương trình khuyến mãi/theo mùa.

Hầu hết các cửa hàng triển khai hiệu quả “trạm trưng bày”, là những hình ảnh cố định của sản phẩm được đặt ở gần cuối hoặc giữa các lối đi. Những hình ảnh này thúc đẩy động thái mua hàng và khuyến khích mua thêm các sản phẩm bên cạnh đó.

Tuy nhiên, có trường hợp bạn có thể không đủ không gian để tạo lối đi trong cửa hàng của mình, vì thế nên cần cân nhắc về việc phân nhóm các sản phẩm thật hợp lý từ góc độ người mua hàng. Ngoài ra, hãy nhớ giữ cho các sản phẩm bán chạy được đặt ngang tầm mắt của khách hàng và đặt các sản phẩm có doanh thu thấp hơn ở phía dưới hoặc trên tầm mắt. Cuối cùng, một lời khuyên dành cho bạn là nên thay đổi những hình ảnh/poster hàng tuần hoặc thường xuyên hơn, đủ để tạo cảm giác mới lạ khi khách quay lại lần sau.

V. Đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng

thiết kế nội thất tp store

Nguyên tắc thiết kế nội thất cửa hàng bạn có nên biết về một thứ gọi là “hiệu ứng sợ chen lấn”, được đặt ra bởi chuyên gia hành vi người tiêu dùng Paco Underhill. Ông phát hiện ra rằng đối với một phụ nữ điển hình, họ sẽ tránh đi theo lối có nhiều người tập trung tại đó. Điều này đúng ngay cả khi khách hàng đang rất quan tâm đến một sản phẩm nhất định. Cách dễ dàng để khắc phục vấn đề này là đảm bảo lối đi, sàn và poster tại cửa hàng cho phép người mua có đủ không gian thoải mái chọn lựa và quyết định mua hàng.

Bạn cũng có thể tăng sự thoải mái bằng cách kết hợp một khu vực chờ với ghế ngồi và ghế dài để khuyến khích khách hàng dành nhiều thời gian hơn trong cửa hàng. Điều này đặc biệt hữu ích cho người mua hàng và người đi cùng cho dù họ không quan tâm đến việc mua sắm. Nhưng hãy nhớ bố trí chỗ ngồi đối diện với hàng hóa để thôi thúc sự tò mò của khách hàng và tác động lên tâm lý mua hàng của họ.

VI. “Kiểm tra” lại lần cuối

Bạn sẽ luôn tự hỏi rằng “Đặt quầy thanh toán và máy POS ở đâu thì hợp lý nhất?”. Có một nguyên tắc nhỏ cần nhớ là quầy thanh toán được đặt trong thiết kế có chủ đích mà vẫn giữ được nét tự nhiên nhất, không làm gián đoạn trải nghiệm của khách hàng.

Nếu khách hàng rẽ phải khi họ bước vào và được hướng dẫn đi vòng quanh cửa hàng, bạn sẽ nhận ra rằng vị trí phía trước bên trái có lẽ là địa điểm lý tưởng cho quầy thanh toán. Tuy nhiên, quyết định này cũng phụ thuộc vào quy mô và cách bố trí của cửa hàng, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nhờ vào kết quả phân tích của mình và chọn vị trí hợp lý nhất cho quầy thanh toán.

Bạn cũng cần chú ý khu vực thanh toán từ góc độ mất mát tài sản khi có nhân viên lang thang trong cửa hàng. Các mẹo khác cần ghi nhớ khi thiết kế quầy thanh toán:

– Có mặt quầy đủ lớn để người mua đặt giỏ mua hàng và đồ dùng cá nhân của họ
– Tận dụng bức tường phía sau quầy để thể hiện những nội dung/hình ảnh thú vị và hấp dẫn

– Thúc đẩy mua hàng bằng cách trưng bày các mặt hàng mà khách hàng yêu thích hoặc thường cần gấp ngay tại quầy

VII. Không ngừng tăng doanh số với cách bố trí mặt bằng và thiết kế nội thất hợp lý

Thiết kế thi công nội thất cửa hàng

Thiết kế nội thất cửa hàng là một quá trình kéo dài, chúng ra luôn phải thay đổi, tinh chỉnh, thêm vào hoặc lấy đi để tạo ra một “hành trình” và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Và cuối cùng, chính xác những gì bạn cần tập trung vào là: hành trình của khách hàng.

Bạn cần có một cuộc khảo sát và xem các dấu hiệu trực quan từ những người xung quanh, để nhận lại phản hồi trung thực nhất. Đừng quên quan sát khách hàng và xem những gì họ bị thu hút, những gì họ tránh và cách họ di chuyển, sau đó so sánh với ý tưởng thiết kế của bạn và đưa ra kết quả. Nếu bạn chịu khó quan sát và đánh giá mức độ hiệu quả của việc bố trí cửa hàng cùng hành vi mua hàng của khách, chắc chắn bạn sẽ tạo được một cửa hàng mang lại lợi ích cho cả bạn và khách hàng.

Văn phòng: 179 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận, HCM

Trụ sở: 42/3 Thạnh Lộc 16, Q.12, HCM

Điện thoại: 028 62 78 82 26

Hotline: 090 300 30 63 (Mr.Dũng)

Email: dungnguyen.zebra@gmail.com

Website: https://zebradesign.com.vn

Facebook: Zebrainterior