6 Nhóm Vật Liệu Nội Thất Nhà Ở Phải Biết Khi Thi Công
Vật liệu nội thất nhà ở là một phần rất quan trọng thiết kế nhà ở. Sau giai đoạn thiết kế nội thất, bạn sẽ bước vào giai đoạn thi công là giai đoạn cực kỳ quan trọng, lúc này bạn bắt đầu cảm thấy áp lực và choáng ngợp bởi “hằng hà sa số” loại vật liệu, chất liệu phủ và màu sắc. Tuy nhiên, để vượt qua giai đoạn thi công một cách nhẹ nhàng hơn thì các bạn chỉ cần chú ý nhược điểm của mỗi khu vực và chọn những loại vật liệu phù hợp để khắc phục nhé.
Để các bạn dễ tưởng tượng hơn thì chúng ta hãy chia vật liệu nội thất nhà ở thành từng nhóm công năng như sau:
- Sàn
- Tường
- Mặt bếp
- Tủ, kệ
- Rèm
- Phào chỉ, chân tường
I. Vật Liệu Sàn Trong Nội Thất Nhà Ở
Sàn nhà có công năng kết nối cấu trúc và là nền tảng cho các mảng nội thất khác. Chất liệu sử dụng cho sàn nhà cũng rất nhiều loại và được chia như sau:
1/ Gạch ceramic
Gạch ceramic là gạch nung có lớp lưng và mặt không đồng chất, lớp men mỏng tráng phủ trên bề mặt được in hoa văn với màu sắc kích thước khác nhau. Chất liệu cấu thành chính là 70% đất sét, còn lại là tràng thạch và men phủ. Đây là loại vật liệu lát sàn rất phổ biến, đặc điểm của gạch Ceramic là cứng và lạnh vì thế đối với khí hậu nắng nóng ở Việt Nam thì đây là chất liệu khá phù hợp.
2/ Gỗ tự nhiên trong
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trực tiếp từ những khu rừng tự nhiên hoặc cây trồng lấy gỗ, tinh dầu, nhựa,…có thân cứng và chắc, không phải qua các công đoạn chế biến gỗ thành chất liệu khác mà được đưa và sử dụng trực tiếp. Gỗ tự nhiên được ưa chuộng và có giá trị cao trong nội thất, một số ưu điểm của gỗ:
- Bền bỉ với thời gian: Gỗ tự nhiên có độ bền rất cao, giá trị của gỗ còn được tăng dần theo thời gian và một số loại gỗ tự nhiên thường thấy như: Chò Chỉ, Mun, Trắc, Xoan Đào, Gụ, Tần Bì,…
- Đẹp tự nhiên, mộc mạc: Gỗ tự nhiên được cấu thành bởi các vân gỗ là thứ thu hút nhất trên thớ gỗ, mỗi loại gỗ sẽ có cấu trúc vân gỗ khác nhau và không hề bị trùng lặp. Tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn màu sắc và hình vân gỗ cho phù hợp.
- Bền với nước: Ưu điểm của gỗ là có độ bền cao khi tiếp xúc với nước, nhưng chỉ khi được tấm sấy và sơn bả kỹ lưỡng.
- Chắc chắn: So với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên có độ rắn chắc cao hơn.
- Dễ tạo hình họa tiết: Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau nên tạo sự phong phú, với gỗ tự nhiên thì người thợ có thể tạo ra những họa tiết và kết cấu mang tính mỹ thuật như bàn ghế, lọ hoa, khung tranh,… mà gỗ công nghiệp không làm được.
- Mang phong cách đặc trưng: Gỗ cũng góp phần tạo nên những không gian ấm cúng, cổ điển, sang trọng.
3/ Gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp là vật liệu được sản xuất bằng cách ép bột gỗ tự nhiên với tỷ lệ 80-85% thành các tấm gỗ HDF để thay thế loại vât liệu truyền thống là sàn gỗ tự nhiên.
Về cấu tạo, sàn gỗ công nghiệp có 4 lớp từ ngoài vào trong là: lớp phủ bề mặt, lớp trang trí, lớp lõi HDF và lớp đế cân bằng chống ẩm, mối mọt.
Sàn gỗ công nghiệp có rất nhiều ưu điểm:
- Chống mối mọt, cong vênh, chịu nhiệt tốt
- Bề mặt chịu được trầy xước, màu sắc sàn khó bị thay đổi bởi hóa chất và các tác nhân bên ngoài
- Có khả năng kháng ẩm tốt hơn gỗ tự nhiên
- Mẫu mã, màu sắc, kiểu vân gỗ đa dạng
- Giá cả rẻ hơn so với sàn gỗ tự nhiên
- Thi công nhanh chóng
- Dễ dàng vệ sinh
4/ Nhựa giả gỗ
Sàn gỗ nhựa là loại vật liệu có khả năng chống thấm nước cực kì tốt, có thể vượt trội hơn cả sàn gỗ công nghiệp. Nguyên liệu chính để sản xuất sàn nhựa là PVC, được cấu tạo gồm 5 lớp: lớp bề mặt, lớp áo, lớp tạo màu, lớp lót PVC và lớp đế.
Sàn nhựa gỗ có những ưu điểm vượt trội:
- Không bị cong vênh
- Chống cháy, chống ẩm mốc
- Dễ bảo trì và bền bỉ
- Khả năng chống nước rất cao
- Chống tĩnh điện và khử trùng, vi khuẩn
- Tính ứng dụng cho trong nhiều loại không gian
5/ Đá tự nhiên
Đá tự nhiên được sử dụng phổ biến ở một số vị trí như phòng tắm, phòng vệ sinh, sảnh tòa nhà… Loại vật liệu này cho cảm giác thô mộc và rất bền. Số tiền bỏ ra cho đá tự nhiên không cao vì thế nên chú ý đến bước xử lí chống thấm cho vật liệu này nếu sử dụng bên trong nhà ở. Một số loại đá tự nhiên phổ biến như: Marble, Granite, Quartzit,…
Sàn đá tự nhiên có một số ưu điểm như sau:
- Độ cứng, đồ bền cao
- Độ bóng, thẩm mỹ cao
- An toàn khi sử dụng
- Thích hợp với diện tích lớn
- Dễ lau chùi, dễ bảo quản
6/ Gạch nung
Gạch gốm là loại gạch được làm từ đất sét hay đất sình nhiều mùn. Chúng được xem như nguyên liệu chủ yếu để làm gạch. Đất thường được thu, lọc trong nước dư để loại rác, sạn đá và hong cho ráo bớt nước đến thuỷ phần 55 – 65 ppm để dễ tạo hình. Gạch được nung từ 1100-1600 độ sau bước tạo hình.
Ưu điểm của gạch gốm:
- Độ bền cao, ít chịu tác động từ các tác nhân thông thường
- Chất liệu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe
- Giá thành rẻ
- Mang nét đẹp đơn sơ, giản dị, mộc mạc
7/ Bê tông
Nếu bạn yêu thích phong cách đơn giản, thô mộc, thì nên sử dụng vật liệu này cho sàn nhà. Bê tông hoàn thiện là loại bê tông được xử lí hoàn thiện để có bề mặt sáng bóng, giúp tăng trình độ chống thấm và chịu mài mòn. Vì các lí do đó mà so với bê tông thô, độ bền của bê tông hoàn thiện vượt trội hơn đáng kể.
Ưu điểm của sàn bê tông:
- Độ bền bỉ rất cao
- Thân thiện với môi trường
- Dễ dàng vệ sinh và bảo quản
- Có thể lắp đặt loại sàn mới trên nền bê tông
- Đa dạng màu sắc và hiệu ứng kết cấu
8/ Thảm
Thảm là một chất liệu phủ sàn nhà bao gồm hai lớp gắn liền nhau. Lớp trên thường làm từ lông cừu hoặc sợi nhân tạo như polypropylene, nylon hoặc polyester và thường bao gồm các búi xoắn được xử lý nhiệt để duy trì cấu trúc của chúng. Thảm được chia ra làm hai dòng là thảm công nghiệp và thảm dệt tay.
Một số ưu điểm của thảm trải sàn như:
- Chống ồn hiệu quả
- Hạn chế trơn trợt, an toàn cho trẻ em và người già
- Mềm mại, êm chân, tăng sự thích thú cho không gian
- Điều hòa không khí
- Một số sản phẩm chống cháy hiệu quả
II. Vật Liệu Ốp Tường Trong Thiết Kế Nhà Ở
1/ Gỗ tự nhiên
Với vẻ đẹp tự nhiên của màu sắc vân gỗ, gỗ tự nhiên ốp tường mang lại một đẳng cấp khác biệt cho không gian ngôi nhà bạn. Loại vật liệu ốp tường này thường được ứng dụng trong các ngôi biệt thự, villa, các showroom trưng bày sản phẩm… Các loại gỗ thường được sử dụng như: Pơ-mu, thông, sồi trắng, bằng lăng,… với sự đa dạng về chủng loại gỗ thì bạn sẽ dễ dàng chọn lựa cho mình mẫu gỗ ưng ý nhất.
2/ Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp đang rất được tin dùng làm vật liệu ốp tường trong trang trí nội thất. Vật liệu này có độ bền cao, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, không bị ẩm mốc hay bong tróc như khi dùng sơn tường. So với gỗ tự nhiên thì giá gỗ công nghiệp ốp tường có giá thấp hơn mà vẫn mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian sử dụng.
3/ Kính
Kính dùng để ốp tường là các loại kính cường lực có đặc tính bền, đẹp, chống nước và dễ vệ sinh. Sử dụng kính ốp tường, không gian nhà bạn sẽ luôn có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng và sang trọng hơn.
4/ Giấy dán tường
Giấy dán tường là loại vật liệu rất phổ biến tại các gia đình hiện nay. Chất liệu giấy dán tường được chế tạo từ vải dệt – fabric textile hoặc vải không dệt – non woven tương tự như chất liệu truyền thống như đay, cói, rơm, sợi bông, tơ lụa…cũng được đánh giá rất cao về chất lượng. Bề mặt giấy được tráng phủ lớp Vinyl: Đây là lớp vinyl thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng. Đặt biệt với lớp vinyl còn mang vẻ đẹp bền lâu cho giấy dán tường, chính vì thế chất liệu giấy dán tường vinyl được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý.
5/ Đá ốp
Hai loại đá phổ biến nhất của dòng đá ốp là Granite và Marble. Với đặc tính vượt trội về độ bền, cứng và khả năng chịu nhiệt. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra loại vật liệu này ở mặt tiền nhà, mặt bếp hoặc phòng tắm vì những không gian này đòi hỏi cao về độ bền và khả năng chống nước. Màu sắc của các loại đá ốp mang lại vẻ sang trọng và một số loại còn có những đường vân rất bắt mắt.
6/ Tấm nhựa
Còn được gọi là tấm ốp giả đá tự nhiên, tấm ốp tường PVC vân đá giúp gia đình bạn sở hữu một không gian thật đẹp mà không cần dùng đá tự nhiên thật giá thành cao. Hiện nay, loại vật liệu ốp tường này rất được nhiều gia đình sử dụng vì tính thẩm mỹ tối ưu và giá thành hợp lý.
7/ Ván xi măng (Cemboard)
Đây là loại vật liệu rất đặc biệt với đặc tính chống thấm và cứng, được tổng hợp từ sợi hữu cơ và xi măng. Cũng nhờ tính chất này mà các tấm ván ốp tường xi măng sợi có bề mặt cứng chắc, phù hợp sử dụng cho tường nội thất lẫn ngoại thất. Ngôi nhà của bạn sẽ được bảo vệ đặc biệt khi dùng loại vật liệu này.
8/ Tấm ốp 3D
Tấm ốp tường 3D cấu tạo từ sợi thực vật tự nhiên, thân thiện môi trường. Được sản xuất từ vật liệu thiên nhiên tinh khiết như sợi tre bằng cách sử dụng các phương pháp công nghệ cao, không chứa các chất độc hại, và phân hủy sinh học.
9/ Gạch men
Gạch men là sản phẩm rất thông dụng, có độ bóng cao nên dễ vệ sinh, lau chùi, màu sắc cũng đa dạng và bắt mắt. Gạch men được nhiều người chọn lựa cũng nhờ vào mức giá thành vừa phải. Được sử dụng nhiều nhất tại khu vực nhà vệ sinh và bếp. Gạch được chia thành hai loại gồm: gạch Ceramic và gạch bóng kiếng với tính chất và độ bền khác nhau.
10/ Tấm Alu
Tấm Alu được gọi với tên đầy đủ là Aluminium composite panel được mọi người quen gọi là ALu – vật liệu ốp tường này bản chất là hợp kim nhôm nhựa với độ bền khá cao – chống ẩm rất tốt . Tấm alu có nhiều màu sắc và có độ cứng cao. Tấm alu có khả năng chống cháy – chống ồn tốt, không bị mài mòn, không bị oxy hóa, chịu nhiệt rất tốt – nhiệt độ nóng chảy lên đến 500 độ C. Hơn nữa, vật liệu này có nhiều màu sắc khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với không gian thi công.
11/ Sơn hiệu ứng
Sơn hiệu ứng bê tông ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong các công trình xây dựng nhà cửa, kinh doanh. Sơn hiệu ứng bê tông mang lại cho chúng ta những lợi ích như:
- Dễ dàng lau chùi, vệ sinh: Sở dĩ chúng ta có thể lau chùi được trên bề mặt sơn vì cấu trúc sơn bề mặt lì, mịn, khi sơn lên tường thì rất nhanh khô.
- Tính thẩm mỹ cao: Sơn bê tông mang lại cảm giác thoải mái và giúp bạn thư giãn vì màu sắc nhẹ nhàng và dễ dàng phối hợp với các vật dụng nội thất khác.
Ngoài sơn hiệu ứng bê tông rất phổ biến thì còn các loại sơn hiệu ứng da dộng vật, sơn hiệu ứng mạ kim loại, sơn hiệu ứng vải,… nhưng ít phổ biến hơn vì chi phí cao và hạn chế không gian ứng dụng.
III. Vật Liệu Nhà Bếp Trong Thiết Kế Nhà Ở
Là một thành phần quan trọng trong nhà bếp, mặt bếp cần đáp ứng cả công năng lẫn thẩm mỹ. Việc lựa chọn chất liệu cho mặt bếp sao cho phù hợp với phong cách và sở thích của bạn giữa rất nhiều loại chất liệu khác nhau sẽ khó khăn hơn, sau đây là một số vật liệu ốp mặt bếp phổ biến nhất:
1/ Vật liệu đá tự nhiên nội thất nhà ở
Đá Granite là loại vật liệu rất phổ biến vì tính thẩm mỹ cao, có sự đa dạng về hoa văn và màu sắc. Loại đá này được xử lý theo hai cách: bóng kính hoặc bóng mờ. Đá Granite có độ bền rất cao và ít khó khăn khi bảo dưỡng, tuy nhiên cần được bảo dưỡng định kỳ để bề mặt không bị chất bẩn thấm vào đá. Giá thành của đá Granite cũng đa dạng không kém, nếu sử dụng các loại đá có sẵn tại địa phương thì sẽ phù hợp và sẽ khá đắt với các loại đá ngoại nhập.
2/ Đá nhân tạo
Là loại đá được tạo ra từ việc pha trộn khoảng 90% bột thạch anh và các loại phụ gia. Đá nhân tạo rất đa dạng ở chủng loại và cả hoa văn, màu sắc hơn đá tự nhiên. Độ cứng cao nên đá nhân tạo không sợ bị trầy xước, về cấu tạo thì gần như không có độ rỗng nên rất dễ bảo dưỡng. Đá nhân tạo có nhiều tính năng vượt trội nên giá thành cũng tương đương với đá Granite tự nhiên.
3 / Bề mặt rắn
Đây cũng là một loại đá nhân tạo nhưng có thành phần cấu tạo chính là nhựa tổng hợp. Loại vật liệu này có độ bền rất cao và không sợ trầy xước. Sự lựa chọn đa dạng về màu sắc và hoa văn, một số loại đá còn cho phép ánh sáng xuyên qua nên Solid surface đem lại thêm nhiều giải pháp cho nhà bếp. Thêm một ưu điểm nữa đó là Solid surface có thể được đúc toàn khối theo bất kỳ hình dạng nào, vật liệu này hoàn toàn có thể được gia công bo tròn cạnh hoặc hiệu ứng nghệ thuật mà các loại đá khác không làm được.
Vì cấu thành từ nhựa nên khi sử dụng vật liệu này cần chú ý khi đặt nồi, chảo còn đang nóng trực tiếp lên bề mặt và lau chùi cẩn thận khi thực phẩm sậm màu rơi trên bề mặt. Solid surface có giá thành khá cao so với các loại đá thông thường.
4/ Inox
Thường được sử dụng trong các bếp ăn công nghiệp, mặt bếp bằng inox có thể đem đến cho bếp của bạn một nét độc đáo, một nét đẹp công nghiệp và hiện đại nếu được phối hợp chặt chẽ với các thành phần còn lại trong bếp. Với ưu điểm là chịu nhiệt cao và dễ chùi rửa, tuy nhiên mặt bếp dễ bị trầy xước và móp méo nếu bất cẩn. Giá thành của loại vật liệu này khá cao do chi phí sản xuất.
IV. Vật Liệu Trong Thiết Kế Nhà Ở Như Kệ và Tủ
1/ Gỗ tự nhiên
Tủ bếp gỗ tự nhiên là loại tủ bếp có sớm nhất trong gian nhà bếp, khi dùng gỗ tự nhiên thì có thể tạo tác nhiều họa tiết, kiểu dáng, và nếu là gỗ cao cấp thì khó có thể thay thế nhờ độ bền cao, chịu lực, chịu nhiệt tốt, và có mùi thơm tự nhiên. Tuy nhiên, gỗ tự nhiên rất dễ bị mối mọt nếu không được xử lý cẩn thận, dễ bị cong vênh và khá nặng, giá thành cao với một số loại gỗ cao cấp.
2/ Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường bếp Việt bởi rất nhiều ưu điểm: mẫu mã phong phú, hiện đại; chịu lực, chịu nhiệt tốt; chống mối mọt, cong vênh, dễ vệ sinh.
Gỗ công nghiệp có 2 thành phần chính gồm:
- Phần lõi gỗ (dăm gỗ hoặc bột gỗ ép dưới áp suất cao) có nhiều chất liệu với tính năng khác nhau như: MFC, MFC chống ẩm, MDF, MDF chống ẩm, HDF siêu chống ẩm, Compact, Flywood, WPB, MFC vát cạnh.
- Phần phủ bề mặt có một số loại phổ biến như: Melamine, Laminate, Acrylic, Arylux, Veneer.
Tùy vào sở thích về thẩm mỹ hoặc công năng mà các chất liệu trên có thể kết hợp với nhau cho ra thành phẩm đúng như ý muốn.
3/ Gỗ nhựa Picomat
Gỗ nhựa được tổng hợp từ bột gỗ, nhựa và chất phụ gia gốc cenllulose hoặc vô cơ. Đây là vật liệu có nhiều ưu điểm: chống nước tốt; chống cong vênh, mối mọt; dễ vệ sinh và chống cháy rất tốt. Gỗ nhựa có thể được dùng làm cốt gỗ, kết hợp với bề mặt thường dùng cho gỗ công nghiệp như Laminate và Acrylic nên mẫu mã rất đa dạng, hiện đại.
Nhược điểm duy nhất của vật liệu này là chỉ thi công được kiểu hiện đại, không khắc họa tiết hoa văn như gỗ tự nhiên vì cấu thành từ nhựa nên sẽ giòn hơn và chịu lực kém hơn. Nên thông thường để vừa đẹp vừa vững chắc thì bạn nên kết hợp các loại gỗ với nhau.
V. RÈM
Rèm cửa không chỉ phục vụ công năng che chắn mà còn phải có tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Mẫu mã đa dạng và phong phú của rèm cửa cho chúng ta rất nhiều sự lựa chọn. Dưới đây là một số loại rèm phổ biến trong nội thất các năm gần đây.
1/ Rèm vải buông
Đây là loại rèm phổ biến nhất trong trang trí cửa sổ, rèm vải buông mang lại cảm giác sang trọng và tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, giúp cản sáng và cản nhiệt tốt. Tuy rèm có nhiều chất liệu sợi như coton, gấm, nhung,… nhưng Polyeste là chất liệu phổ biến nhất vì tính chất không hút ẩm, không tĩnh điện, không bị co giãn khi giặt và nhuộm màu dễ dàng hơn các loại sợi tổng hợp thông thường. Tùy vào phong cách của không gian thiết kế thì có các kiểu rèm tương ứng:
a. Kiểu dáng hiện đại
Loại rèm vải buông này thích hợp cho những ngôi nhà, nhà hàng, khách sạn, thiết kế theo phong cách hiện đại, hay những căn hộ chung cư hiện nay. Thích hợp với phòng khách, phòng ngủ làm tôn lên vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Đối với những loại rèm này thường những căn hộ chung cư hiện nay đã thiết kế sẵn hộp kỹ thuật để làm rèm âm trần.
b. Kiểu dáng cổ điển
Đối với loại rèm này thường thích hợp cho biệt thự, nhà hàng, khách sạn thiết kế theo phong cách cổ điển Châu Âu. Đặc điểm của những bộ rèm này là ko làm trong âm trần mà thường thiết kế những bộ yếm cầu kỳ, mang lại một không gian theo phong cách cổ điển Châu Âu.
2/ Rèm cầu vồng
Loại rèm cầu vồng này là một phát kiến độc đáo với khả năng điều chỉnh ánh sáng tiện lợi chưa từng có. Sự đa dạng về màu sắc, chủng loại đem lại cho khách hàng sự lựa chọn dễ dàng và hài lòng nhất.
Rèm cầu vồng có nhiều ưu điểm như: dễ dàng điều chỉnh ánh sáng, kiểu dáng hiện đại, chất liệu thân thiện với môi trường, an toàn với con người, hệ thống phụ kiện đồng màu và độ bền cao.
3/ Rèm Roman
Cũng giống như rèm vải, rèm Roman cũng được thiết kế từ nhiều chất liệu như coton, gấm, nhung, linen (lanh), tơ tằm,… Nhưng phổ biến nhất vẫn là chất liệu polyester, khác với rèm vải buông rèm Roman được thiết kế đơn giản hiện đại, chỉ làm vừa khung cửa sổ rèm Roman có thể kéo lên xuống xếp lớp rất gọn gàng và hiện đại. Loại rèm này thích hợp cho các không gian văn phòng, phòng khách, phòng ngủ và phòng làm việc.
4/ Rèm cuốn
Rèm cuốn là một sản phẩm rất linh động. Rèm cuốn có thể điều chỉnh phủ hết cửa sổ hay kéo lên để không còn vướng bận gì cho cửa sổ. Chính vì thế rèm cuốn sẽ là lựa cho rất lý tưởng cho việc trang trí cửa sổ, cửa kính. Nhưng còn tốt hơn nữa khi những chiếc rèm cuốn được thiết kế rất phù hợp với màu tường, màu nền, màu gỗ nội thất.
5/ Rèm sáo
a. Rèm sáo gỗ
Chất liệu cầu thành từ gỗ Basswood, sồi, hương, thông tuyết 100% tự nhiên đã qua xử lý cong, vênh bằng công nghệ hấp, tẩm, sấy tiên tiến. Rèm sáo gỗ có khả năng cản nắng và điều chỉnh ánh sáng với tính năng xoay lật 180 độ của lá rèm và dây kéo điều chỉnh độ cao dễ dàng sử dụng.
b. Rèm sáo nhôm
Rèm sáo nhôm có thể xoay lật lên xuống 180 độ, kéo lên ở nhiều độ cao hay thả thấp, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh mức độ ánh sáng cho căn phòng. Khả năng che nắng tuyệt đối 100% và chất liệu lá nhôm rất nhẹ bản lá 2,5cm, được sơn tĩnh điện bóng giúp hạn chế bắt bụi.
6/ Rèm lá dọc
Rèm lá dọc/rèm lật được thiết kế đơn giản có khả năng cản sáng, cách nhiệt chống nóng rất tốt, đàn hồi chống gấp nếp, hạn chế bắt bụi tối đa và dễ dàng vệ sinh, chống cháy tức thời và có nhiều mẫu mã hoa văn để khách hàng lựa chọn.
VI. PHÀO, CHỈ
1/ Phân loại theo chất liệu cấu thành
a. Thạch cao
Đây là sản phẩm trang trí đầu tiên được sản xuất, được làm từ thạch cao, dễ sản xuất với quy trình thi công tương đối đơn giản. Ưu điểm của loại thạch cao này là giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm làm từ vật liệu khác. Tuy nhiên, nó cũng có rất nhiều nhược điểm mà bạn cần chú ý như: dễ bị tác động bởi nhiệt độ nên dễ bị co ngót, cong vênh gây ra những vết nứt trên phào. Chúng dễ bị ố mốc, bong tróc khi gặp thời tiết có độ ẩm cao như Việt Nam. Do đó mà loại phào này không còn được sử dụng phổ biến nữa.
b. Gỗ
Loại phào này có thể được làm từ gỗ hoặc bột gỗ tự nhiên hoặc gỗ MDF. Gỗ là sản phẩm thân thiện với môi trường với màu sắc và vân gỗ tự nhiên. Giá phào gỗ không quá cao nhưng việc thi công lắp đặt khá phức tạp. Hơn nữa, với thời tiết ẩm gió mùa như Việt Nam thì việc gỗ bị ẩm mốc, cong vênh, bị mối mọt là điều không thể tránh khỏi.
c. Nhựa PS
Đây là loại phào được sản xuất trên công nghệ dây chuyền hiện đại của Hàn Quốc, có nhiều ưu điểm vượt trội so với 2 loại sản phẩm từ gỗ và thạch cao ở trên. Loại sản phẩm này có thể tạo được mọi kiểu dáng, chịu được va đập, vì vậy nó phù hợp lắp đặt ở những góc ngách ngôi nhà, đòi hỏi phức tạp cũng như tinh tế cao. Thêm vào đó, do được sản xuất từ vật liệu nhựa tổng hợp PolyStyrene nên có khả năng chịu nước rất tốt, không bị ẩm mốc mối mọt do tác động của nhiệt độ và độ ẩm. Chi phí cho việc thi công lắp đặt cũng khá thấp. Tuy nhiên, do được làm từ vật liệu nhựa khi sử dụng lâu ngày sẽ không tốt cho sức khỏe con người.
d. Nhựa PU
Được làm từ vật liệu nhựa tổng hợp PolyUrethane. Ưu điểm nổi bật của loại sản phẩm này là có khả năng chống chịu nước và tác động từ các yếu tố môi trường tốt, không bị bạc màu và chống được sự va đập tốt.
Phào nhựa PU với nhiều thiết kế tinh tế và sang trọng mang phong cách châu Âu hiện đại rất phù hợp với các công trình thiết kế cao cấp, sang trọng.
2/ Phân loại theo vị trí lắp đặt
a. Trần nhà
Trần nhà cao, rộng là nơi thu hút mọi ánh nhìn của các vị khách. Chính vì vậy mà tại các tòa biệt thự lớn thường dùng phào để trang trí trần nhà tạo điểm nhấn mạnh mẽ với các tác phẩm lộng lẫy.
b. Góc
Dùng để trang trí tại những nơi chuyển tiếp giữa hai bức tường hoặc khi muốn trang trí các góc cạnh của cây cột trụ trong phòng. Bởi tại những nơi chuyển tiếp này thường có những khuyết điểm khi thi công nên cần được che lấp đồng thời tạo được sự mềm mại cho bức tường.
c. Lưng tường
Dùng để trang trí những vị trí các mặt sàn khoảng 0.9 – 1m trên tường. Đây chính là vị trí dễ quan sát nhất trên tường nên việc sử dụng phào lưng sẽ tạo điểm nhấn, xóa bỏ sự trống trải của bức tường.
d. Chân tường
Dùng để trang trí nơi tiếp giáp giữa tường nhà và sàn nhà. Nên chọn loại phào chân tường cao cấp và có tính năng chống ẩm, khử mùi vào mùa mưa.
Zebra Design đã tổng hợp tất tần tật về các loại vật liệu cho từng loại thi công nội thất và phong cách thiết kế. Hãy liên hệ chúng tôi để ứng dụng vật liệu mà bạn yêu thích vào phong cách của ngôi nhà sao cho phù hợp nhất nhé.
Văn phòng: 179 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận, HCM
Trụ sở: 42/3 Thạnh Lộc 16, Q.12, HCM
Điện thoại: 028 62 78 82 26
Hotline: 090 300 30 63 (Mr.Dũng)
Email: dungnguyen.zebra@gmail.com
Website: https://zebradesign.com.vn
Facebook: Zebrainterior
0 comments